Mới 22 tuổi, ‘thần đồng’ Đỗ Nhật Nam được 6 trường đại học ở Mỹ trao học bổng tiến sĩ khiến ai cũng nể phục

Mới 22 tuổi, ‘thần đồng’ Đỗ Nhật Nam được 6 trường đại học ở Mỹ trao học bổng tiến sĩ khiến ai cũng nể phục

Advertisement

“Thần đồng” Đỗ Nhật Nam, kỷ lục dịch giả nhỏ tuổi nhất VN vào năm 7 tuổi, nay đã là chàng trai 22 tuổi. Thời gian cứ trôi đi nhưng Nam thì vẫn thế, vẫn cứ giỏi như ngày nào.

“Wow! không thể tin nổi”

Có thể lược lại một chút về chàng trai gen Z tài giỏi này. Khi mới 7 tuổi, Nam đã thi đỗ chứng chỉ Starter, Mover và Flyer của Đại học Cambridge với số điểm tuyệt đối 15/15. Đồng thời đạt số điểm TOEIC 940/990 điểm, TOEFL ITP 617 điểm, TOEFL iBT 99 điểm.

Cũng năm 7 tuổi, Nam đạt kỷ lục dịch giả nhỏ tuổi nhất VN. Đây cũng là thời điểm danh xưng “thần đồng” gắn liền với Nam. Năm 11 tuổi, Nam là người viết tự truyện nhỏ nhất VN. Đến năm 13 tuổi, Nam trở thành du học sinh tại Trường phổ thông Church Farm School (Pennsylvania, Mỹ). Trong thời gian ấy, Nam đạt nhiều thành tích đáng ngưỡng mộ và từng nhận bức thư chúc mừng của cựu Tổng thống Barack Obama với nội dung: “Chúc mừng em đã đoạt giải thưởng giáo dục của Tổng thống Mỹ”.

Đến năm 17 tuổi, Đỗ Nhật Nam trúng tuyển Đại học Pomona (Mỹ) với học bổng khoảng 6,6 tỉ đồng/4 năm học… Nam cũng từng vượt qua kỳ thi ACT American College Testing, lọt vào danh sách những học sinh có điểm cao nhất Đại học Johns Hopkins, Mỹ.

Mới đây nhất, khi sắp bước sang tuổi 22, Nam đã tiếp tục khiến nhiều người ngưỡng mộ khi được trao học bổng toàn phần cho bậc học tiến sĩ từ 6 trường đại học ở Mỹ: Cornell, Chicago, Washington, California Los Angeles, California – Santa Barbara, Nam California. Bên cạnh đó, Nam cũng đỗ chương trình thạc sĩ của hai trường đại học: Dartmouth và Cambridge.

Từ Mỹ, Nam chia sẻ với PV Thanh Niên: “Thật sự đến lúc này, sau khi đã biết tin một thời gian thì em cũng vẫn… hơi khó tin. Nhất là khi đến gần ngày cuối cùng của đợt thông báo kết quả, em được Đại học Chicago gửi thư chấp nhận. Nếu nói cảm giác chính xác thì đó là: Wow! Không thể tin nổi”.

“Em quyết định chọn Trường đại học Nam California và sẽ học ngành văn học so sánh. Em sẽ sang trường nhập học từ tháng 8 tới”, Nam chia sẻ.

Hỏi vì sao lại là Trường đại học Nam California mà không phải trường khác, Nam cho biết: “Đây là trường em đã đến để tham gia phỏng vấn trực tiếp. Em còn nhớ là khi vừa rời trường được khoảng nửa tiếng, khi đang trên xe, em đã nhận được thư chấp nhận và kèm theo đó là học bổng của hiệu trưởng. Đó là một học bổng rất ít khi trao cho những học viên đăng ký. Có lẽ ấn tượng đó là một trong những lý do khiến em lựa chọn trường này”.

Đỗ Nhật Nam cùng mẹ và các em

Không áp lực khi được gọi là “con nhà người ta”

Chính những thành tích đặc biệt nổi trội và xuất sắc từng đạt được đã trở thành nguyên cớ khiến Đỗ Nhật Nam được nhiều người, cả các phụ huynh lẫn người trẻ, nhất là ở độ tuổi gen Z, gọi là “con nhà người ta”.

Chúng tôi thắc mắc: “Liệu Nam có cảm thấy áp lực vì nhiều người nhận xét như vậy hay không?”. Nam chia sẻ: “Bố mẹ thường hay có xu hướng so sánh con mình với con nhà người khác. Sở dĩ có sự so sánh như vậy là vì bố mẹ có tâm lý mong muốn, kỳ vọng nhờ sự so sánh đó mà con mình sẽ tốt hơn”.

Nam nói tiếp: “Thế nhưng thực chất có vẻ ngược lại. Những câu so sánh kiểu “con nhà người ta” sẽ khiến cho con cái cảm thấy ngột ngạt. Và nhất là nhiều người con sẽ… ghét cái đứa nào đấy đang được bố mẹ lấy ra để so sánh”.

Nam cho biết: “Em học ở VN thời gian không đủ lâu để quan sát hết được điều này, nghĩa là không quan sát hết được câu chuyện so sánh “con nhà người ta”. Em chỉ nghe loáng thoáng thôi và quả thật em cũng không áp lực gì khi được ví là “con nhà người ta”. Vì nếu em là con của những người bố mẹ ấy thì mọi thứ sẽ thay đổi. Khi đó lại xuất hiện một “con nhà người ta” khác trong các cuộc nói chuyện”.

Có những thắc mắc một cậu bé sang Mỹ để du học từ nhỏ liệu có gặp khó khăn, trở ngại, và nếu có thì đâu là cách để vượt qua?…

Advertisement

Chia sẻ về điều này, Nam cho biết: “Tuy đi du học vào năm 13 tuổi, nhưng dường như em chẳng gặp khó khăn gì đáng kể. Có chăng là nhớ nhà và nhớ món ăn VN. Em có nhiều bạn bè tốt và đặc biệt là có những thầy cô cực kỳ tuyệt vời. Khó khăn và thuận lợi khi du học là một biến số với từng người, theo từng độ tuổi. Ví dụ như năm 13 tuổi, khó khăn lớn nhất của em là đối diện với nỗi nhớ. Còn khó khăn lớn nhất khi học đại học là làm thế nào để có thể định vị về bản thân trong một thế giới ngày càng khó khăn”.

Nam kể tiếp: “Cách vượt qua của em cũng không có gì to tát. Đó là lắng nghe tiếng nói bên trong mình. Tiếng nói ấy sẽ mách bảo cho mình đâu là điều đúng, đâu là điều tốt đẹp mà mình nên mang theo. Và em cũng luôn dự phòng cho bản thân về những trường hợp tệ nhất có thể xảy ra và tìm ra cách để thích ứng, suy nghĩ cách để giải quyết sao cho tốt nhất”.

Nam cũng chia sẻ thêm ngoài giờ đến trường anh hay đi chơi nhiều với bạn. Vào ngày nghỉ anh hay sử dụng vé miễn phí dành cho sinh viên để đi xem hòa nhạc. Chàng trai gen Z này cũng tiết lộ: “Đợt nào bận việc học quá thì em sẽ chăm chú vào chuyện học. Còn khi rảnh em cũng làm thêm nhiều, làm đủ các nghề như nhiều du học sinh khác”.

Advertisement

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *