Nhiều người quan niệm chỉ cần học giỏi ra đời sẽ thành công, làm sếp lớn; còn học kém thì cả đời chỉ có đi làm thuê cho người khác. Thực tế đã chứng minh điều ngược lại.
Bất kỳ bố mẹ nào cũng mong muốn con mình đạt điểm cao khi đi học, đa số họ đều đặt kỳ vọng vào điểm số tuyệt đối trong suốt quãng đường học tập của con mình.
Chính vì lẽ đó mà nhiều khi điểm số thấp hơn kỳ vọng sẽ đem đến sự thất vọng. Điều này đã tạo nên một niềm tin rằng những đứa trẻ có kết quả học tập tốt ở trường học ra đời sẽ thành công và ngược lại.
Nhưng bạn nên biết là khả năng học tập tốt trên lớp chỉ đồng nghĩa với đứa trẻ đó sẽ đạt được điểm cao và làm cho bố mẹ vui, chứ không đảm bảo rằng đứa trẻ đó lớn lên sẽ trở thành một người giàu có, một vị giám đốc quyền lực.
Những người học kém khi bước ra trường đời thường giàu có, thành công hơn người học giỏi
Hồi còn học ngành kĩ sư ở trường đại học, tôi chưa bao giờ là người thông minh học tốt nhất lớp. Không giống như những người bạn học giỏi mà sau này vẫn tiếp tục sự nghiệp học tập nổi bật, thay vào đó tôi học được những thứ có thể gắn kết và tạo động lực cho nhiều người khác.
Đó cũng chính là điều mà không phải bất cứ một học sinh hay sinh viên siêu thông minh có thể làm được – sử dụng cả kiến thức và cảm xúc để truyền đi cảm hứng tới mọi người.
Tôi không phải là một sinh viên xuất sắc nhưng tôi nhận ra một điều rằng: những sinh viên giỏi rất ít khi thể hiện sự lãnh đạo của mình vì dường như họ sẽ không trở thành bất cứ một người sếp nào trong tương lai.
Học viện Quân sự Hoa Kỳ (West Point) đã thực hiện một nghiên cứu trên các học viên đã tốt nghiệp để xem điểm số của họ tương quan thế nào đến cấp bậc mà họ sở hữu sau này. Và kết quả thật bất ngờ khi một số lượng lớn những học viên rở thành sĩ quan cấp tướng trong Quân đội Hoa Kỳ – lãnh đạo hàng nghìn người và quản lí những ngân sách hàng tỉ đô la – đều không phải học viên xuất sắc trước đây.
Điều này chứng minh rằng những tổ chức hàng đầu không chỉ đòi hỏi trí tuệ hay kiến thức thuần tuý nữa. Sinh viên giỏi có thể trở thành giáo sư, tiến sĩ và họ góp rất nhiều theo phương diện cá nhân, nhưng ngược lại kỹ năng giao tiếp hay làm việc nhóm lại có phần yếu thế hơn.
Vậy còn những sinh viên học kém nhất trường thì như thế nào? Tôi từng nghe câu chuyện về một nhà từ thiện giàu có, sau nhiều năm thành công trên thương trường ông trở về thăm lại ngôi trường cũ của mình. Khi về thăm trường, ông ta có nói với một vị trưởng khoa ở trường rằng:
“Những sinh viên giỏi sau này sẽ trở thành giáo sư của trường, những sinh viên có kết quả học tập bình thường, ở mức trung bình sau này sẽ là nhà tài trợ thường niên cho trường. Còn những sinh viên hay bỏ học, kết quả học tập kém rất có thể sau này sẽ xây cho trường một thư viện mới dưới tên của họ.”
Thực tế cho thấy rằng để thành công chúng ta cần có nhiều yếu tố tạo thành, không chỉ là điểm số mà còn là học cách làm việc và đối đãi tốt với những người xung quanh.
Theo Barker, có 2 lý do chủ yếu giải thích vấn đề trên.
Trường học vinh danh những học sinh học, làm như một cái máy. Trường đời vinh danh những người làm chẳng giống ai: Những học sinh ưu tú biết mình phải làm gì để thầy cô hài lòng như học tập chăm chỉ, tuân thủ nguyên tắc,…và họ làm điều đó một cách thường xuyên nhất. Thế nhưng, hãy nhìn những người giàu có, thành công, thứ làm cho họ giàu có.
Nó không tới từ sự giập khuôn, từ những thứ có sẵn. Barker gọi đây là lối tư duy thoáng, nếu cứ theo tư duy cũ và làm theo những gì được bảo, cả đời cũng chẳng giàu có, thành công.
Những người học kém khi bước ra trường đời thường giàu có, thành công hơn người học giỏi
Trường học vinh danh những người biết mọi thứ trong khi trường đời thưởng cho những đam mê và những thứ riêng biệt:
Họ tìm kiếm một người giỏi toàn diện, thứ gì cũng biết một chút chứ không tuyên dương những cá nhân xuất sắc ở một lĩnh vực duy nhất.
Thế nhưng ở trường đời thứ gì cũng biết một chút chút thì chỉ ngồi tán phét chứ chẳng làm gì được đâu. Mỗi người cần phải biết về một lĩnh vực nhất định,phát huy hết mình với những gì đã biết trong khi đó những kiến thứ ngoài công việc ấy không còn quan trọng nữa.
Những người học giỏi thường là những người cầu toàn, gò ép bản thân mình theo những quy tắc có sẵn. Chính sự cầu toàn ấy khiến họ ngại va chạm, khó có cơ hội để phát triển bản thân.
Trong một thế giới hiện đại, sự đột phá được đề cao, chắc chắn những người khác biệt, đối đối mặt với thử thách và làm những thứ chẳng ai dám làm sẽ thành công hơn.
Tổng hợp