Anh Tây đánh rơi cuốn sổ học Tiếng Việt, mở ra xem thử mà cười chảy nước mắt: “Ngôn ngữ của chúng ta quá lợi hại”

Anh Tây đánh rơi cuốn sổ học Tiếng Việt, mở ra xem thử mà cười chảy nước mắt: “Ngôn ngữ của chúng ta quá lợi hại”

Advertisement

Chắc anh Tây này đã phải vất vả lắm mới ghi nhớ được khối từ vựng này cùng cách sử dụng các từ.

Mới đây, cộng đồng mạng bỗng chia sẻ lại một câu chuyện hài huớc về cách người nước ngoài học Tiếng Việt. Dù câu chuyện này xuất hiện từ một vài năm trước nhưng đến nay vẫn khiến dân tình ôm bụng cười lăn lộn.

Chuyện là một anh Tây đi du lịch ở biển Mỹ Khê, Đà Nẵng. Trong lúc vui chơi, anh vô tình làm rơi cuốn sổ ghi chú học Tiếng Việt của mình. Cuốn sổ sau đó được một người Việt nhặt được, mở ra xem thì thấy chằng chịt các từ vựng được ghi lại như sau:

– Ăn đi: Không có nghĩa là vừa ăn vừa đi mà chỉ nhắc nhở ai đó ăn mạnh vào.

– Ăn mặc: Không có ăn chi cả mà chỉ có mặc không thôi.

– Ăn nói: Cũng không ăn chi cả mà chỉ nói không thôi.

– Buồn cười: Không có buồn gì cả mà chỉ có cười không mà thôi.

– Cà lăm, Cà nhắc, Cà chớn, Cà khịa, Cà rịch, Cà tang: Không phải những loại Cà để ăn, mà những tật không hay của người ta.

– Đánh giày: Không phải là phang, đánh, đập, đá vào giày mà là “o bế “, làm đẹp cho giày.

– Đánh răng: Không phải là đánh, đập,… cho răng đau, mà dùng bàn chải và kem làm cho sạch răng mà thôi.

– Đi cầu: Là đi vô toilet chứ không phải lái xe hay chạy qua cầu đâu.

– Hai vợ chồng: Không có nghĩa là 2 vợ 1 chồng mà chỉ có 1 vợ 1 chồng thôi.

– Hai ông bà: Không có nghĩa là 2 ông 1 bà, mà chỉ có 1 ông 1 bà thôi.

– Làm thinh: Không có làm việc gì cả mà chỉ yên lặng, không nói năng chi hết.

– Làm biếng: Cũng không có làm chi hết mà chỉ chơi không mà thôi.

– La cà: Không la rầy ai cả mà rề rà (?) ghé chỗ này chỗ kia.

– Làm răng (mần răng): Làm thế nào chứ không phải đi chữa răng đau đâu.

– Ngâm thơ: Không phải là đem lá thơ ngâm vô nước, mà là đọc kéo từng chữ cho dài ra, cho người ta nghe hay hay.

– Nhà tôi: Không phải là cái nhà để ở mà NGƯỜI BẠN ĐỜI hay MỘT NỬA KIA của mình.

– Nhà thơ, nhà văn, nhà báo: Không có nghĩa là nhà để chứa những bài thơ, bài văn hay báo chí, mà là chỉ người làm thơ, viết văn, viết báo…

– Ông Sui: Là ba mình gọi ba của vợ mình, chứ không có nghĩa là “Mr. Unlucky” đâu.

– Tục ngữ: Không phải là những lời thô tục, mà là những lời dạy dỗ quý báu trong dân gian.

Không rõ thực hư ra sao nhưng ai nghe xong câu chuyện này cũng phì cười. Quả thật, Tiếng Việt của chúng ta có kho tàng từ vựng vô cùng phong phú.

Mỗi từ vựng lại có thể sử dụng được nhiều nghĩa khác nhau, tùy vào hoàn cảnh. Có nhiều từ ban đầu chỉ có 1 vài nghĩa nhưng sau này trong giao tiếp cuộc sống, hoặc có một sự kiện xã hội nào đó thì nó lại được biến tấu sử dụng theo nghĩa khác.

Nhiều cư dân mạng sau đó để lại những bình luận như: “May quá, may mà tôi sinh ra ở Việt Nam, thật tự hào khi nói sõi một trong những ngôn ngữ khó nhất thế giới”, hay “Đây mới chỉ là những từ bình dân thôi đấy, khi nào học sang từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh rồi thì teencode nữa…”.

Advertisement

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *