Đaᴜ lòng bé 5 tᴜổi khôᥒg qᴜa khỏi vì hóc hạt chôm chôm: Bác sĩ cảᥒh báo bố mẹ

Đaᴜ lòng bé 5 tᴜổi khôᥒg qᴜa khỏi vì hóc hạt chôm chôm: Bác sĩ cảᥒh báo bố mẹ

Advertisement

Năm nào báo chí cũng cảnh báo về vấn đề hóc dị vật ở trẻ nhưng năm nào cũng thấy có trường hợp trẻ mất thương tâm vì bị hóc. Vậy nên cha mẹ cần hết sức cẩn trọng khi cho con trẻ ăn những loại quả có hạt hay các loại hạt, các loại thực phẩm dễ gây hóc.

Mới đây, một trường hợp đau lòng xảy ra ở Bình Định. Theo đó, em bé mới 5 tuổi không qua khỏi vì bị hóc dị vật. Thông tin cụ thể, mình chia sẻ ở bên dưới nhé.

Đau lòng bé gái 5 tuổi ở Bình Định qua đời vì bị hóc hạt chôm chôm

Theo đó, sáng 20/6 một lãnh đạo UBND huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định xác nhận: Trên địa bàn vừa có trường hợp bé gái 5 tuổi qua đời do bị hóc hạt chôm chôm.


BS. Phạm Văn Dũng cảnh báo về nguy cơ hóc dị vật ở trẻ. Ảnh: VTC News

Advertisement

Cụ thể, trưa 18/6 trong lúc cha mẹ đi vắng, bé N.V.M.H. (SN 2018, thôn Trung Thuận, xã Mỹ Chánh Tây) ở nhà cùng anh trai. Bé có ăn chôm chôm thì bé H bị hóc hạt. Khi anh trai phát hiện thì bé H đã bất tỉnh nên vội chạy đi gọi mẹ về. Bé H được gia đình đưa đi cấp cứu luôn nhưng đã quá muộn, em bé không qua khỏi.

Theo BS CKII Phạm Văn Dũng (Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định) cho hay: Hóc dị vật đường thở là tình huống cấp cứu rất hay gặp ở trẻ em. Dị vật thường là các hạt vỏ trái cây, đồ chơi, xương cá, xương gà… Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thì bé sẽ bị tắc đường thở dẫn tới suy hô hấp, tím tái, co giật và cuối cùng là qua đời.

BS. Dũng khuyến cáo: Khi con trẻ bị hóc, cha mẹ cần hết sức bình tĩnh, không hốt hoảng vì sẽ khiến bé càng hoảng hơn. Lúc này, cần phải thực hiện động tác sơ cứu ngay vì sau 4 phút không lấy được dị vật ra ngoài sẽ ảnh hưởng tới sự sống của bé.

Đặc biệt, cha mẹ không được đưa ngón tay vào móc dị vật ra khỏi miệng trẻ. Bởi, hành động này có thể khiến dị vật đi xuống sâu hơn và gây trầy xước, tổn thương niêm mạc vùng hầu họng của bé.

BS. Dũng nhấn mạnh: Việc phổ biến kiến thức cho các bậc phụ huynh và trẻ lớn trong nhà về cách xử lý khi bị hóc dị vật là vô cùng cần thiết. Cụ thể:

+ Với trẻ dưới 2 tuổi:

Cha mẹ nên cho bé nằm sấp trên cánh tay của mình, đầu hướng xuống đất và giữ chắc sao cho đầu và cổ của bé không bị tuột. Sau đó, dùng gót bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào lưng giữa 2 xương bả vai của bé. Tiếp tục lật bé qua tay phải và xem xem bé đã hồng hào chưa, đã thở và khóc được chưa. Đồng thời, kiểm tra xem miệng của bé có dị vật nào văng ra không. Nếu chưa thì thực hiện biện pháp ấn ngực 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới. Duy trì động tác này cho tới khi xe cấp cứu tới.

Trẻ hóc dị vật cần được cấp cứu ngay. Ảnh minh họa, nguồn: Sohu

+ Với trẻ trên 2 tuổi nếu còn tỉnh táo: Cha mẹ cho bé đứng rồi đứng sau lưng bé choàng tay về phía trước, một tay nắm thành đấm và một tay chồng lên tay còn lại để đặt vào vùng thượng vị của bé. Sau đó, ấn mạnh theo chiều từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh. Nếu chưa được thì tiếp tục thực hiện từ 6 – 10 lần.

+ Trường hợp bé bị hóc và rơi vào trạng thái hôn mê thì hãy đặt bé nằm ngửa rồi quỳ gối, tựa hai chân bên đùi trẻ. Sau đó, nắm 2 bàn tay thành nắm đấm và ấn mạnh vào dưới xương ức của bé theo chiều từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp. Đồng thời, thực hiện hà hơi thổi ngạt. Nếu vẫn chưa được thì tiếp tục thực hiện sơ cứu cho đến khi dị vật văng ra và bé khóc trở lại.

Để tránh tình huống xấu xảy ra, tốt nhất cha mẹ nên hạn chế hoặc nên lưu ý cho trẻ ăn những loại thực phẩm dễ gây hóc như:

+ Xúc xích, bánh mì kẹp xúc xích

+ Nho nguyên quả

+ Các loại hạt

+ Bỏng ngô

+ Đồ ăn vặt giòn

+ Đồ dẻo như kẹo dẻo, kẹo cao su

+ Rau sống

+ Miếng thịt

+ Miếng phô mai

Nói tóm lại, khi cho con ăn thì mọi người nhớ để ý kỹ đến con. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng ta cũng ngồi ‘canh me’ con được. Vậy nên hãy cố gắng tìm cách chế biến làm sao để hạn chế tình trạng này. Chẳng hạn, nho thì nên cắt ra thành mấy miếng nhỏ sẽ tốt hơn.

Advertisement

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *