‘Bệnh ở miệng, ốm ở chân’: Bỏ ngay 7 thói quen xấu để cơ thể khỏe mạnh, trường thọ

‘Bệnh ở miệng, ốm ở chân’: Bỏ ngay 7 thói quen xấu để cơ thể khỏe mạnh, trường thọ

Advertisement

Mình đọc báo thấy cac chuyên gia vẫn khuyến cáo mọi người là ‘bệnh từ miệng mà vào’. Vậy nên muốn cơ thể khỏe mạnh thì phải biết ‘giữ mồm giữ miệng’. Việc này nói khó thì không phải mà dễ thì cũng chẳng đúng. Vì không phải ai cũng có thể ‘giữ mồm giữ miệng’ được đâu nè.

Mới đây, mình lại thấy trên báo nhắc tới câu của người xưa rằng là ‘bệnh ở miệng, ốm ở chân’. Trong đó có chỉ ra rõ những hành vi gây hại sức khỏe. Cụ thể, mình sẽ chia sẻ thông tin ở bên dưới nha mọi người.

Việc ăn uống rất quan trọng với sức khỏe. Ảnh minh họa

Bệnh ở miệng là do những thói quen nào?

Theo các chuyên gia, thói quen ăn uống hàng ngày hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta. Vậy cụ thể đó là những thói quen không lành mạnh nào?

+ Không ăn sáng:

Trước đây, cổ nhân luôn tuân thủ quy tắ ‘sáng ăn no, trưa ăn vừa còn tối ăn ít’. Nhưng trong xã hội ngày nay thì điều này có vẻ khá khó khăn và chúng ta đang làm ngược lại, nhất là với dân văn phòng. Sáng thì thường kiếm tạm thứ gì bỏ bụng, trưa cũng ăn lêu lổng, linh tinh. Còn tối đến lại thường về nấu mâm cơm đầy đủ, thịnh soạn để ăn uống. Có cảm giác như tối chúng ta đang dành thời gian ăn ‘bù’ cho cả ngày.

Việc này thực sự không hề tốt cho sức khỏe. Bởi, chẳng phải tự nhiên mà bữa sáng hay được nhấn mạnh là bữa ăn vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình bài tiết axit trong dạ dày và bài tiết mật. Ăn sáng qua loa khiến những việc này bị ảnh hưởng và làm tăng nguy cơ bị viêm dạ dày, sỏi mật cùng nhiều bệnh tiêu hóa khác.

Nghiên cứu từ trường Đại học Erlangen ở Đức cho thấy: Những người không chú ý tới bữa sáng thì có tuổi thọ trung bình ngắn hơn 2,5 năm so với những người giữ thói quen ăn sáng lành mạnh.

Chuyên gia cảnh báo thói quen ăn thật nhanh. Ảnh minh họa, nguồn: toutiao

+ Ăn ngấu nghiến, ăn cho nhanh xong bữa:

Phải nói, đây là thói quen xấu mà rất nhiều người hiện nay có. Ngày xưa các cụ có câu ‘ăn chậm nhai kỹ’ là có lý do cả. Việc ăn từ tốn, nhai kỹ sẽ giúp ích rất nhiều cho hệ tiêu hóa, làm giảm áp lực của cơ quan này. Đồng thời còn giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt hơn.

Chỉ có điều, bây giờ mọi người thường có xu hướng ăn nhanh nhanh chóng chóng cho xong bữa cơm để còn làm việc này việc kia. Bữa sáng thì ăn nhanh để còn vào làm, trưa thì ăn cho nhanh để còn tranh thủ nghỉ ngơi một tí, tối lại ăn thật nhanh để còn dọn dẹp, lo cho con cái rồi chạy deadline… Đủ thứ việc khiến chúng ta không thể nào ngồi mà cầm canh từ tốn được. Tuy nhiên, thói quen này cực kỳ độc hại.

Việc ăn quá nhai, ăn ngấu nghiến như vậy khiến thức ăn chưa được nhai kỹ đã bị đẩy vào hệ tiêu hóa. Hậu quả là niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương. Ban đầu, nó gây ra sự rối loạn tiêu hóa cùng những cơn đau. Sau đó là bệnh đau dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày mãn tính rồi cuối cùng dẫn tới bệnh K.

Nếu chẳng may ăn nhanh quá, thức ăn với kích thước còn lớn được đưa vào dạ dày thì còn dễ bị vón cục. Từ đó, kích thích cơ học mạnh đến thực quản. Điều này cũng làm tăng nguy cơ bị K thực quản.

+ Ăn quá mặn hoặc quá ngọt:

Các món ăn của Việt Nam thường có nhiều loại gia vị. Lượng muối mà chúng ta ăn hàng ngày cũng không hề nhỏ. Đó là còn chưa kể nhiều người có sở thích, thói quen sử dụng các loại thực phẩm được chế biến sẵn. Thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng muối cao với mục đích bảo quản được lâu.

Việc ăn mặn sẽ làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, K dạ dày, loãng xương, sỏi thận… Theo thống kê, đa số người dân hiện nay đều đang có chế độ ăn thừa từ 2 – 3 lần lượng muối so với nhu cầu khuyến nghị là 5g/ngày.

Những món ăn thường có hàm lượng muối cao gồm: món kho, rim, rang, dưa cà muối, cá khô, giò, chả, xúc xích, thịt xông khói, bim bim, các món rang muối. Đáng lo hơn, đây lại là những món ‘khoái khẩu’ của hầu hết chúng ta. Đó là lý do đã từ lâu, các chuyên gia vẫn khuyên mọi người chỉ nên sử dụng các món hấp, luộc là chính.

Việc ăn ngọt cũng không hề tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, nếu ăn quá 25g đường/ngày thì tức là bạn đang ăn nhiều đồ ngọt. Đồ ngọt bao gồm các thực phẩm giàu đường như: đường, mật ong, bánh kẹo, nước ngọt, các loại nước ép hoa quả, các loại sữa nước, sữa bột có nhiều đường, cà phê tan có đường.

Ăn nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch. Đây đều là những bệnh rất nguy hiểm, nó có thể không khiến bệnh nhân ‘ra đi’ tức thì nhưng lại âm thầm hủy diệt cơ thể. Nó tiến triển từng ngày và cuối cùng khiến bạn phải ‘về với cát bụi’ do các biến chứng khác nhau. Vì vậy, đừng nghĩ bây giờ ăn đồ ngọt chưa sao là an toàn, không hại sức khỏe. Đồ ngọt nó còn được gọi là thứ ‘thuốc độc’ câm lặng đấy các mẹ.

Vì thế, mọi người nên hạn chế các loại đường, bánh kẹo. Thay vào đó, hãy sử dụng hoa quả tươi, nước ép nguyên chất ít hoặc không thêm đường, sữa không đường. Mỗi ngày, không nên ăn quá 5 thìa cà phê đường từ tất cả các nguồn thực phẩm.

+ Bỏ quên trái cây trong khẩu phần ăn mỗi ngày:

Rất nhiều người chỉ thích ăn thịt còn rau củ quả trái cây thì lại bị ‘xếp xó’. Nếu có ăn cũng ăn rất ít, chỉ ăn cho có, ăn cho vui miệng. Tuy nhiên, việc nạp quá nhiều thịt và bỏ qua trái cây lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vô cùng.

Kết quả điều tra quốc gia, yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm vào năm 2015 cho thấy: Có tới 57,2% số người ăn ít rau, tráo cây ((≤ 5 suất rau, trái cây trung bình trong mỗi ngày). Đây cũng là nguyên nhân khiến 1,7 triệu người ‘sang thế giới bên kia’. Con số này chiếm 2,8% tổng số người mất trên thế giới.

Ăn ít rau, trái cây cũng là nguyên nhân của 19% bệnh nhân K dạ dày ruột, 31% người bị thiếu máu cơ tim cục bộ và 11% trường hợp đột quỵ.

Lý do là vì ăn nhiều thịt khiến cholesterol tăng cao. Thịt không được tiêu thụ hết sẽ dễ tích lại dẫn tới bệnh mỡ máu. Đồng thời, để tiêu thụ được thịt thì thận phải hoạt động gấp nhiều lần. Từ đó làm tăng nguy cơ mác các bệnh về thận. Đó là còn chưa kể, thịt khiến gan thận phải chịu gánh nặng, không có đủ thời gian để loại bỏ hết chất thải ra ngoài cơ thể và gây bệnh.

Đặc biệt, chế độ ăn nhiều thịt ít rau, trái cây khiến cơ thể bị thiếu hụt chất xơ và vitamin trầm trọng. Thiếu chất xơ sẽ dẫn tới các bệnh về tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, táo bón… Về lâu dài sẽ gây bệnh mãn tính, cuối cùng là sản sinh khối u. Còn khi cơ thể thiếu hụt vitamin thì sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch. Mà hệ miễn dịch được xem là ‘hàng rào’ bảo vệ cơ thể. Khi nó bị yếu đi, các yếu tố gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào bên trong và khiến chúng ta dễ mắc bệnh hơn.

Thói quen thích tụ tập nhậu nhẹt cũng cực kỳ có hại. Ảnh minh họa, nguồn: epochtimes

+ Uống ít nước:

Cơ thể của chúng ta đa phần là nước, 90% thành phần trong máu có nguồn gốc từ nước. Nước đóng vai trò quan trọng giúp các hoạt động trong cơ thể diễn ra suôn sẻ. Chúng ta có thể nhịn đói mấy ngày nhưng rất khó để nhịn nước. Phải nói rằng, chất lượng nước quyết định chất lượng máu, và chất lượng máu thì quyết định thể chất.

Nếu cơ thể bị thiếu nước ở mức độ nhẹ thì có thể dẫn tới tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt, táo bón, thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt, hay lo lắng, bị chuột rút, đau khớp.

Ở mức độ nặng, thiếu nước có thể dẫn tới tình trạng sốt, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, mê sảng, bất tỉnh, tiêu chảy nặng, nôn… Tình trạng này cần phải nhập viện điều trị ngay.

Trường hợp cơ thể bị thiếu nước trong thời gian dài sẽ gây tăng cân. Đáng ngại hơn, nó có thể khiến bạn bị chấn thương nhiệt, sưng não, động kinh, sốc giảm thể tích, suy thận, hôn mê và cuối cùng là ‘ra đi mãi mãi’.

Đó là lý do vì sao bạn cần đảm bảo rằng bản thân bổ sung đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, hiện nay vì bận rộn nên nhiều người đôi khi quên mất cả việc uống nước, chỉ uống một chút khi khát mà thôi. Việc này rất nguy hiểm đấy.

Advertisement

+ Hút thuốc và uống rượu:

Thuốc lá và rượu bia là những sản phẩm độc hại với cơ thể. Tuy nhiên, trong chúng ta thì rất nhiều người vẫn còn duy trì hành vi này. Nguyên nhân có thể là do áp lực công việc, cuộc sống hay những cuộc xã giao. Tuy nhiên, cũng có những người thì thích tụ tập nhậu nhẹt. Việc này cần phải bỏ ngay.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Hút thuốc lá có thể dẫn tới nhiều bệnh K khác nhau như: K vòm họng, hệ tiêu hóa, phổi và miệng. Hơn nữa, những người xung quanh khi phải hút thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ cao mắc bệnh chứ không riêng gì người hút.

Trong khi đó, rượu dù chỉ một chút cũng làm tăng nguy cơ bị K nhất là K gan. Đó là còn chưa kể, rất nhiều người ‘ra đi’ vì nhiều vấn đề khác nhau mà nguyên nhân xuất phát từ việc lạm dụng rượu.

Bởi vậy, muốn sống lâu sống khỏe thì tốt nhất bạn nên bỏ ngay rượu bia thuốc lá càng sớm càng tốt.

Vậy còn ốm ở chân thì sao?

Chân là nơi cách xa tim nhất nhưng lại cũng là cơ quan có rất nhiều dây thần kinh. Vì vậy, nếu chân mà không được bảo vệ kĩ càng thì rất nguy hiểm.

+ Lười vận động:

Bây giờ, rất nhiều người trong chúng ta ngại vận động. Bởi, công việc văn phòng khiến chúng ta phải ngồi nhiều. Rồi khi về nhà thì tất bật chuyện nọ kia khiến chúng ta mệt mỏi. Do đó, chúng ta bỏ qua luôn việc tập luyện thể dục thể thao.

Trong khi đó, tập thể dục không cần quá cầu kỳ, bạn chỉ cần dành chút thời gian đi bộ cũng được. Bởi, nghiên cứu đã chỉ ra, đi bộ có thể kích hoạt nhiều cơ quan như xương, cơ, dây chằng, khớp của cơ thể. Nó giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp, kéo giãn cơ, giúp xương linh hoạt hơn.

Theo các chuyên gia y tế, mỗi ngày chúng ta nên đi đủ 4.000 bước/ngày. Đây là con số trung bình, còn mức độ như nào tùy thuộc vào vóc dáng của mỗi người, miễn bạn không cảm thấy quá sức là được.

Đây là những thông tin mà mình đã đọc được trên báo đây các mẹ. Để có sức khỏe, sống thọ thì hãy luôn lắng nghe cơ thể mình các mẹ nhé.

Advertisement

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *