Bất kể là trời nóng hay lạnh thì nhiều người vẫn rất thích ăn lẩu. Đây là món dễ ăn khi gia đình muốn cùng quây quần bên nhau. Để đãi cả nhà món lẩu, các mẹ có khá nhiều sự lựa chọn: Lẩu riêu cua, lẩu bò, lẩu hải sản, lẩu gà, lẩu ếch măng cay, lẩu vịt… Khi ăn lẩu thì các loại rau xanh là không thể thiếu. Tuy nhiên, không phải bất cứ loại rau nào cũng có thể dùng để ăn lẩu được đâu nha. Đôi khi cặp rau và lẩu lại “kỵ” nhau, ăn tuy ngon đó nhưng lại rất hại sức khỏe:
Lẩu gà và rau kinh giới
Rau kinh giới có thể ăn chung với lẩu riêu cua nhưng tuyệt đối không nên ăn với lẩu gà. Thịt gà thuộc phong mộc, tính can ôn trong khi đó rau kinh giới lại cay nóng nên nếu ăn chung thì 2 loại này sẽ khắc nhau. Người ăn sẽ chóng mặt, ù tai, ngứa ngáy thậm chí run rẩy nếu ăn quá nhiều. Khi ăn lẩu gà, mẹ nên dùng rau cải, rau muống, cải thảo, bắp chuối…
(Hình minh họa – Nguồn: web)
Lẩu hải sản với khoai lang, cà chua, khoai tây
Khoai lang, cà chua, khoai tây rất giàu vitamin C mà vitamin C lại khắc với hải sản. Tôm, cua, ốc… trong lẩu hải sản có chất asen pentavenlent, khi gặp vitamin C sẽ sinh ra chất asen Trioxide. Hậu quả là người ăn phải bị đau bụng, khó tiêu, ngộ độc. Khi nấu lẩu hải sản, loại rau ăn kèm thích hợp nhất là dứa, các loại rau thơm, rau muống, cải ngồng.
Lẩu bò với rau mồng tơi
Rau mồng tơi có tính hàn, vị chua còn thịt bò có tính ấm. Khi ăn chung 2 thứ này sẽ khiến chúng ta đau bụng, chướng hơi, khó tiêu hoặc táo bón. Lựa chọn phù hợp nhất khi ăn lẩu bò là chuối xanh, cải thảo, cải ngọt, dứa…
Lẩu riêu cua với giá đỗ, khoai lang, cần tây
Lẩu riêu cua rất ngon lại giàu chất dinh dưỡng; có thể ăn kèm hoa chuối và các loại rau thơm. Tuy nhiên, nếu ăn kèm lẩu riêu cua với giá đỗ, khoai lang, cần tây thì sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thu protein, gây ra sỏi, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc.
(Hình minh họa – Nguồn: web)
Nguồn: webtrertho